Câu 1: Sắp xếp thông tin sau đây theo logic để xác định đúng tiến trình bùng nổ của phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX.
1. Cuộc tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá và toà Khâm sứ (Huế).
2. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị).
3. Phe chủ chiến trong triều đình Huế đưa Ưng Lịch lên ngôi (hiệu là Hàm Nghi).
4. Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương.
A. 1,3,4,2
B. 3,1,2,4
C. 2,4,3,1
D. 4,3,2,1
Câu 2: Dựa vào thông tin được cung cấp để trả lời câu hỏi sau đây:
Bảng: Tình hình đầu tư của tư bản Pháp vào Việt Nam phân theo ngành kinh tế (năm 1930)
Đến năm 1930, tư bản Pháp chủ yếu đầu tư vào những ngành kinh tế nào sau đây ở Việt Nam?
A. Nông nghiệp và rừng; mỏ; bảo hiểm
B. Công nghiệp chế biến; ngân hàng; vận tải
C. Nông nghiệp và rừng; mỏ; công nghiệp chế biến
D. Công nghiệp chế biến; ngân hàng; nước và điện
Câu 3: Lực lượng xã hội nào sau đây lãnh đạo cuộc vận động Duy tân ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A. Công nhân
B. Sĩ phu tiến bộ
C. Nông dân
D. Tư sản
Câu 4: Từ năm 1919 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc có sáng tạo nào sau đây trong quá tr ình hoạt động giải phóng dân tộc?
A. Chủ trương kết hợp hài hòa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp
B. Quyết định thành lập Mặt tr ận Việt Nam độc lập đồng minh
C. Đề ra khẩu hiệu thành lập C hính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
D. Chủ động liên lạc và tìm ki ếm sự giúp đỡ của phe Đồng Minh
Câu 5: Dựa vào thông tin được cung cấp sau đây để trả lời câu hỏi:
“Trái lại, ta phải luôn luôn chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng, nhằm vào cơ hội thu ận tiện hơn cả mà đánh lại quân thù, nghĩa là nay mai đây cuộc chiến tranh Thái Bình Dương […] xoa y ra hoàn toàn cho cuộc cách mạng Đông Dương thắng lợi, thì lúc đó với lực lượng sẵn có, ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa p hương cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đư ờng cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn.”
<Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, NXB Chính trị Quốc gia, 2000, trang 131 – 132>
Bước phát triển về lý luận của Đản g Cộng sản Đông Dương trong Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5 – 1941) thể hiện qua chủ trương nào sau đây?
A. Tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền cùng một lúc trong cả nước
B. Xác định phương châm phải kết hợp tổng khởi nghĩa với tổng tiến công
C. Xác định thời cơ và tiến trì nh khởi nghĩa giành chính quyền toàn quốc
D. Xây dựng lực lượng vũ tran g làm nhân tố quyết định thắng lợi cách mạng
Câu 6: Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 ở Việt Nam được mở trong bối cảnh lịch sử nào sau đây?
A. Thực dân Pháp mở cuộc tấn công quy mô lớn lên Việt Bắc.
B. Thực dân Pháp muốn chấm dứt chiến tranh trong danh dự.
C. Mĩ đang từng bước can thiệp vào chiến tranh ở Việt Nam.
D. Mĩ đang hỗ trợ thực dân Pháp triển khai kế hoạch Nava.
Câu 7: Với cuộc Duy tân Minh Trị (năm 1 868), chế độ chính trị nào sau đây được thiết lập ở Nhật Bản?
A. Cộng hòa đại nghị
B. Quân chủ lập hiến
C. Cộng hòa tổng thống
D. Quân chủ tập quyền
Câu 8: Yếu tố nào sau đây là một trong n hững điều kiện thúc đẩy sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Nhận được sự ủng hộ và gi úp đỡ của cả Liên Xô và Mĩ
B. Hệ thống thuộc địa rộng lớ n và ngày càng mở rộng
C. Cùng mục tiêu chống lại phong trào giải phóng dân tộc
D. Sự tương đồng về văn hóa và trình độ phát triển
Dựa vào thông tin được cung cấp sau đây để trả lời từ câu hỏi số 109 đến câu s ố 110:
“Mười sáu năm đã qua kể từ Đại h ội lần thứ III đến Đại hội lần thứ IV này của Đản g.
Trong thời gian ấy, Tổ quốc ta đã trải qua những thử thách cực kỳ nghiêm trọng. Vừa ra khỏi cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân P háp, nhân dân ta lại bước vào một trận chiến đấu mới chống cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo chưa từng có của đế quốc Mĩ [.]. Nhưng dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, và được anh em bầu bạn khắp thế giới hết lòng giúp đỡ, nhân dân và quân đội c ả nước ta đã chiến đấu cực kỳ anh dũng và chiến thắng hết sức vẻ vang.
Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắn g lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử d ân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ ng hĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, v à đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của th ế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc.”
<Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 37, NXB Chính trị Quốc gia, 20 04, trang 456 – 457>
Câu 9: Chủ trương nào sau đây được đề ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III c ủa Đảng Lao động Việt Nam (tháng 9 – 1960) phản ánh “sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng” đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước ở Việt Nam?
A. Xác định nhiệm vụ chiến lư ợc của cách mạng hai miền Nam – Bắc
B. Đề ra đường lối chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ”
C. Xác định nhiệm vụ của các h mạng Việt Nam sau Hiệp định Pari
D. Đề ra đường lối chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”
Câu 10: Nội dung nào sau đây phản ánh đú ng thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975) của Nhân dân Việt Nam có “tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc”?
A. Mở ra thời đại giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa và phụ thuộc
B. Chính thức làm sụp đổ trật tự thế giới hai cực Ianta, kết thúc chiến tranh lạnh
C. Đánh dấu sự sụp đổ của chủủ nghĩa đế quốc trên phạm vi toàn thế giới
D. Góp phần đánh lui từng bư ớc, đánh đổ từng bộ phận chủ nghĩa đế quốc