DANH SÁCH TRƯỜNG ĐĂNG KÝ XÉT KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TƯ DUY

Ngày 18/11/2021, Lễ ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác giữa các trường đại học tham gia và sử dụng kết quả “Kỳ thi đánh giá tư duy” năm 2022 tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra thành công và tốt đẹp.

Theo nội dung biên bản, có 07 trường đại học hợp tác tham gia tổ chức kỳ thi Đánh giá tư duy năm 2022.

Cho đến nay, ngoài 7 trường kể trên thì đã có thêm nhiều đơn vị liên hệ để sử dụng kết quả thi Đánh giá tư duy trong xét tuyển đại học năm 2022, con số này sẽ còn tiếp tục tăng lên.

Danh sách các trường đại học sử dụng kết quả kỳ thi Đánh giá tư duy để xét tuyển đại học năm 2022:

(Danh sách được cập nhật liên tục)

 

STT Tên trường Phương thức xét tuyển bằng kết quả bài thi Đánh giá tư duy 2022
1 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Số chỉ tiêu: 60 – 70%
Thí sinh chọn các phần thi tương ứng của Bài thi đánh giá tư duy để đăng ký vào các chương trình đào tạo, cụ thể:
+ Đăng ký xét tuyển tất cả các chương trình: Toán – Đọc hiểu – Tiếng Anh và Khoa học tự nhiên hoặc Toán – Đọc hiểu – Khoa học tự nhiên;
+ Đăng ký xét tuyển các ngành Elitech, Kinh tế quản lý, Đào tạo quốc tế, Ngôn ngữ Anh: Toán – Đọc hiểu – Tiếng Anh.
+ Ngành ngôn ngữ Anh có môn chính là tiếng Anh (khi xét tuyển được tính hệ số 2)
Điều kiện đảm bảo chất lượng (áp dụng cho năm tuyển sinh 2022 và 2023­): thí sinh có điểm trung bình 6 học kỳ mỗi môn học bậc THPT từ 7.0 trở lên thuộc 1 trong những tổ hợp môn sau: A00A01B00, D01D07Xem chi tiết
2 Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải 30% chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức. Xem chi tiết
3 Trường Đại học Giao thông Vận tải 20-30% chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức. Xem chi tiết
4 Trường Đại học Mỏ-Địa chất 20% chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức
5 Trường Đại học Thăng Long 30-50% chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức. Xem chi tiết
6 Trường Đại học Thủy Lợi 20% chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức. Xem chi tiết
7 Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Dành 30% tổng chỉ tiêu cho xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức. Xem chi tiết
8 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Trường dự kiến dành 20% chỉ tiêu tuyển sinh cho phương thức xét tuyển dựa vào kỳ thi Đánh giá tư duy 2022 bên cạnh các phương thức truyền thống. Xem chi tiết
9 Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội ~10% chỉ tiêu xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức năm 2022. Xem chi tiết
10 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Thí sinh có điểm đánh giá tư duy (ĐGTD) của ĐH Bách khoa Hà Nội (Xét tuyển theo Quy chế chung của nhóm ĐHBK HN)
– Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh có điểm ĐGTD 2022 đạt từ 20 điểm (quy đổi về thang 30) trở lên.
– Chỉ tiêu: 5% tổng chỉ tiêu
– Cách thức xét tuyển: Xét từ cao xuống thấp tới khi hết chỉ tiêu theo điểm xét tuyển (ĐXT). ĐXT quy về thang 30:
ĐXT = điểm ĐGTD quy đổi + điểm ưu tiên (nếu có). Xem chi tiết
11 Trường Đại học Phenikaa Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội (5-10% tổng chỉ tiêu). Xem chi tiết
12 Trường Đại Học Vinh Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Đánh giá tư duy do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức và Đánh giá năng lực do ĐHQG Hà Nội tổ chức năm 2022 (dự kiến 10% chỉ tiêu). Xem chi tiết
13 Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Đánh giá tư duy do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức (Điểm thi >=25). Điểm xét tuyển (ĐXT) được quy về thang điểm 30: ĐXT = điểm ĐGTD *30/40 + điểm ưu tiên (nếu có). Xem chi tiết
14 Trường Đại Học Đông Đô Xét tuyển kết quả kỳ thi ĐGNL (HSA) của ĐHQGHN, Đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2022 (3% chỉ tiêu) theo công thức sau:
Tổng điểm xét tuyển = Điểm hợp phần 1 x 2 + Điểm hợp phần 2 + Điểm hợp phần 3. Trong đó: Điểm hợp phần 1 (Tư duy định lượng), Điểm hợp phần 2 (Tư duy định tính), Điểm hợp phần 3 (Khoa học). Xem chi tiết
15 Đại Học Hà Nội Xét tuyển kết hợp theo quy định của nhà trường
Đối tượng thí sinh tham gia thi Đánh giá năng lực do trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức hoặc Đánh giá tư duy do trường Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức. (15% chỉ tiêu) Xem chi tiết
16 Học Viện Chính Sách và Phát Triển Xét kết quả thi Đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội 2022. Các thí sinh phải có điểm trung bình học tập bậc THPT lớp 12 đạt từ 7,0 trở lên. Xem chi tiết
17 Trường Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng Xét tuyển dựa trên kết quả kì thi đánh giá tư duy do Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức năm 2022. Xem chi tiết
18 Đại Học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức năm 2022  (dự kiến 15% chỉ tiêu)
19 Đại Học Công Nghệ Đông Á Sử dụng kết quả thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội.
20 Đại học Kinh Tế Nghệ An Đang cập nhật.
21 Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh Đang cập nhật.
22 Học Viện Tài Chính
Xét tuyển đối với thí sinh có điểm thi đánh giá tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội từ 25 điểm trở lên năm 2022.
Điểm xét tuyển = Điểm ĐGNL *30/40 + Điểm ưu tiên (nếu có). Xem chi tiết
23 Đại Học Dược Hà Nội
Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Đánh giá tư duy do ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chứcXem chi tiết

Trong công tác chuẩn bị và tổ chức Kỳ thi đánh giá tư duy, các trường sẽ có trách nhiệm phối hợp, trao đổi cùng thực hiện giải quyết những vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện trên tinh thần hợp tác, thiện chí và cùng có lợi. Những chi phí liên quan đến hoạt động chung sẽ được thống nhất bằng văn bản trước khi tổ chức, các khoản chi phí riêng liên quan đến hoạt động của mỗi trường, các trường sẽ tự chịu trách nhiệm thanh toán.

Năm 2020 là năm đầu tiên diễn ra Kỳ thi đánh giá tư duy do trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức. Trường đã triển khai bài kiểm tra tư duy cho 5.600 thí sinh tham gia tại Hà Nội và Thanh Hóa. Năm 2021, trường tiếp tục hoàn thiện phương án thi này để mở rộng phạm vi áp dụng nhưng do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên đã phải tạm dừng tổ chức kỳ thi.

Kỳ thi đánh giá tư duy giúp cho người học và xã hội giảm áp lực số lần thi cử và di chuyển, giảm tốn kém vật chất, công sức và thời gian cho những thí sinh có nguyện vọng vào đại học, đặc biệt là những thí sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Việc có thêm các trường đại học cùng tham gia tổ chức và sử dụng kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy để xét tuyển đầu vào năm 2022 là tiền đề cho sự hợp tác giữa các trường đại học trong công tác tuyển sinh đại học, các trường cũng có thêm phương án xét tuyển phù hợp, giảm bớt gánh nặng ở khâu tổ chức kỳ thi và ra đề thi và tăng chất lượng đầu vào.

Tại buổi phát biểu, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chúc mừng các trường đã giữ được sự đoàn kết và hợp tác trong những hoạt động thiết thực nhiều năm qua. Ông cho biết: “Bộ GD&ĐT rất hoan nghênh chủ trương này. Làm sao để có ít kỳ thi, nhưng đã thi là phải tin cậy, chất lượng, đảm bảo công bằng. Đây sẽ là chìa khóa để thành công, đặc biệt trong những năm tới.”

Tuy nhiên, một trong các trường có thể đề nghị chấm dứt trước thời hạn bằng việc gửi văn bản thông báo cho trường Đại học Bách khoa Hà Nội trước khi ban hành Đề án tuyển sinh năm 2022.

(Theo trường Đại học Bách khoa Hà Nội)